Đại dịch Covid đã đảo lộn mọi nguyên tắc cuộc sống, ngành thay đổi nhiều nhất là lao động và giáo dục. Đó cũng là mảng thị trường cực kỳ màu mỡ với thế mạnh sản xuất thiết bị handhell của Apple
Nhóm đối tượng văn phòng
Công việc văn phòng chuyển đổi sang remote: Phân khúc máy tính văn phòng giá hợp lý từ trước đến nay chưa từng là thế mạnh của Apple, thế nhưng từ năm ngoái, toàn phân khúc này đã bị macbook M1 chiếm trọn spotlight từ năm ngoái đến nay vẫn chưa bớt nguội…
Nhóm đối tượng sản xuất nội dung
Với đối tượng lao động phổ thông thì dịch Covid có thể đe doạ cuộc sống, kể cả các ngành sản xuất cơ bản, nhưng tuyệt nhiên đối tượng lao động sản phẩm sản xuất nội dung thì những ngày covid lại mang về thu nhập cao hơn ngày thường. Dịch ở nhà dù có làm việc hay là nghỉ ngơi, ít nhiều gì bạn cũng sẽ bị xé thời gian cho việc xem các nội dung số. Với việc ra mắt bộ sản phẩm iPad pro M1 kèm iPhone mới với nâng cấp nho nhỏ phục vụ người làm nội dung thì động thái này rất rõ ràng là sự điều chỉnh có chủ ý.
Nhóm đối tượng học sinh – phụ huynh
Việc đào tạo online sẽ tăng lên do vậy nhu cầu mua sắm thiết bị phục vụ cho học sinh cũng sẽ phải tăng theo, bây giờ máy tính hoặc máy tính bảng nghiễm nhiên trở thành “hàng thiết yếu” của mỗi phụ huynh có con tuổi ăn tuổi học rồi chứ ko còn là hàng xa xỉ nữa. Nó là thứ bạn “cần” rồi chứ không chỉ đơn thuần là thứ bạn “muốn” nữa. Năm 2020, Apple nâng cấp iPad pro với M1 và hạ giá iPad phổ thông xuống để phân khúc khách hàng. Đến 2021, làm mới lại iPad mini với giá cực kì mềm. iPad xưa giờ vẫn luôn là kẻ thống trị thị trường máy tính bảng, và với iPad mini mới, họ đã có dải sản phẩm phủ toàn bộ phân khúc. Đi kèm với điều đó là chiến lược giá cực kì tốt cho giáo dục: chỉ hơn 200$ cho một thiết bị phục vụ học tập và giải trí thời thượng.
Sự tham gia của Marketing trong chuỗi vận hành
Mình nói họ làm Marketing mà sao lại kể quá trời chuyện họ làm sản phẩm rồi bán cho ai, ủa vậy MKT đứng đâu trong chuỗi hoạt động sản xuất này? Nếu bạn có suy nghĩ như thế này thì sự hiểu biết về MKT của bạn chưa chạm được gốc rễ. Marketing đáng ra phải là một nhánh về tâm lý đúng hơn là thuộc một phạm trù trong kinh doanh. Mặc dù Marketing tham gia toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, từ việc xác định đâu là đối tượng cần nhắm mục tiêu nhất rồi làm sao để hiểu được cái mong muốn ẩn sâu trong từng nhóm khách hàng là phân loại gì trong tháp nhu cầu Maslow cho đến việc điều chỉnh chiến lược sản phẩm rồi tạo từng nội dung tiếp cận họ theo đúng cái cách mà chỉ cần họ “thấy là yêu”.
Đúng người, đúng việc
Chưa thấy điểm gì để có thể thực sự WOW đúng không? Vậy thì hãy nhìn cái cách họ khai thác sự Viral của internet và social. Nếu bạn nhìn lại các chuỗi sự kiện và thay đổi của họ, bạn chắc chắn sẽ nhận ra, Apple không nói gì với bạn cả. Các chiến dịch MKT cũng không hiển thị với bạn. Bạn biết về Apple và sản phẩm của họ qua những lời truyền miệng, những câu chuyện, những tin giật gân trên các báo. Bạn không tiếp cận nội dung của họ trực tiếp nhưng bạn có thể biết đủ nhiều về sản phẩm của họ, bởi bạn không phải là đối tượng đứng trong hành trình điểm chạm trực tiếp. Bao nhiêu tiền sponsor cho đủ với 4 tỷ người dùng thiết bị? Thay vì tốn kém và mất công như vậy thì họ khai thác nhóm đối tượng có hiểu biết nhất định về công nghệ. Họ khai thác thang nhu cầu ẩn dấu sâu kín nhất của họ: Nhu cầu được thể hiện. Bạn có thích người khác ngưỡng mộ sự hiểu biết của bạn khi bạn kể cho họ nghe về những công nghệ mới nhất, những phát minh, những cái sai “phi lý” của tập đoàn nghìn tỷ $ không?
Trò chơi tâm lý
Mình có vài người bạn kinh doanh, họ cũng nói: các thiết bị của Apple có thể bị khống chế giá, vì dù có là iPhone cũ, nhưng nó vẫn luôn “có giá” hơn hầu hết điện thoại của các hãng khác. Nhưng nếu nhìn vào những thương hiệu “chất” khác như Vertu, Mobiado thì Apple họ hoàn toàn không cần phải khống chế giá, mà họ điều chỉnh chỉ bằng chơi trò tâm lý với khách hàng. Dù bạn anti hay là fan, Apple là một thứ luôn xuất hiện rõ trong đầu mỗi người.
Mình viết dài như vậy chỉ để cho mọi người có thể thấy rằng: một người làm Marketing xa lạ ở đâu đó mà mình chưa từng gặp mặt, nhưng lại có thể thấu hiểu chúng ta hơn cả những người xung quanh mà hàng ngày ta vẫn luôn tiếp xúc để có thể khai thác cái niềm “mong muốn luôn bị che đi” để bán một thứ gì đó.
Trong kinh doanh, giá cả không quan trọng bằng sự thoả mãn mà bạn đạt được khi sở hữu nó. Mình không phân tích casestudy, chỉ viết theo suy nghĩ, bạn có thể đọc và chia sẻ cho mọi người nếu muốn.
Hoàng Thắng