Post

Mô hình kinh doanh của Microsoft

Khái quát mô hình kinh doanh của Microsoft, thứ đã tạo ra một trong những công ty hùng mạnh nhất trên thế giới.

Mô hình kinh doanh của Microsoft đã tạo ra một trong những công ty hùng mạnh nhất trên thế giới. 

Microsoft là một trong những công ty hùng mạnh nhất trong lịch sử

Những dấu ấn khởi đầu vang dội

Năm 1975, một chàng trai trẻ 20 tuổi Bill Gates và một người bạn tên là Paul Allen đã thành lập nên Microsoft, công ty mà sau đó CEO nào khởi nghiệp về công nghệ cũng muốn biết và tìm hiểu.

Quay trở lại những ngày đầu khởi nghiệp của họ, khi ấy máy tính còn sơ khai và internet là một thứ gì đó rất nhỏ bé và rất ít người biết đến. Internet lúc ấy chỉ được các tổ chức học thuật sử dụng như một thuật ngữ chuyên ngành bởi nó rất hạn chế.

Cả hai người (Bill Gates và Paul Allen) đã phát hiện ra cơ hội phát triển khi sản xuất hệ thống máy tính với trình dịch cơ bản (nếu nói đúng hơn thì nó là một máy phiên dịch) mang tên Altair 8800. 

Microsoft Altair 8800 Altair 8800

Đến đầu những năm 1980, MSDOS ra đời. Nó là một hệ điều hành đơn giản và nay đã trở thành hệ điều hành rất phổ biến cho máy tính, đặc biệt ở thị trường các nước đang phát triển như Việt Nam (các OEM không tốn phí bản quyền để cài).

Tuy vậy nhưng chính Windows mới là bước đột phá. Windows mang một giao diện trực quan, thân thiện (dễ sử dụng và dễ làm quen) nên nhanh chóng chiếm được thị trường.

Đến năm 1986, Microsoft chính thức lên sàn chứng khoán và nhờ đó đã giúp cho rất nhiều người trở thành tỷ phú và triệu phú tiền đô – $.

Nhờ IPO, Microsoft đã có một lượng tiền mặt và nguồn lực để xây dựng đế chế của mình trở thành hệ điều hành trên máy tính cá nhân được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, những doanh nhân cùng thời như Steve Jobs cũng đã phát hiện ra những cơ hội liên quan đến máy tính cá nhân. Ông đã bước chân vào thị trường, tạo ra Apple Mac và mô hình kinh doanh của Apple mà chúng ta đều biết ngày nay.

Ai là người sở hữu thực sự của Microsoft?

Bill Gate là nhà sáng lập và vẫn sở hữu cổ phần của công ty, nhưng ông đã bán hoặc cho đi phần lớn cổ phần của mình trong nhiều năm kể từ khi công ty IPO.

Vào năm 2014, ông ấy đã bán 4,6 triệu cổ phiếu của mình, và điều đó đã khiến ông chỉ còn 330 triệu cổ phiếu, ít hơn Ballmer ba triệu cổ phiếu.

Năm 2017, Bill Gates đã tặng 64 triệu cổ phiếu Microsoft của mình trong đợt quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Đây là khoản quyên góp lớn nhất kể từ khi ông cho đi trị giá 16 tỷ USD vào năm 1999 và 5,1 tỷ USD cổ phiếu vào năm 2000. Việc ông cho ai thì điều này không được công bố.

Mặc dù vậy, lượng cổ phiếu mà Bill Gates đang nắm giữ vẫn có giá trị hơn 93 tỷ USD (tính đến tháng 12 năm 2018). Có thể thấy, nếu Bill Gates cho mỗi người trên thế giới 10$, thì ông vẫn sẽ còn lại hơn 20 tỷ $.

Tuy là một thành viên trong hội đồng quản trị lâu năm, nhưng Bill Gates đã từ chức hội đồng quản trị vào đầu năm 2020 để có nhiều thời gian hơn cho các dự án từ thiện đầy tham vọng của mình.

Nếu bạn muốn tìm đọc thêm các sự kiện thú vị và khám phá các cột mốc quan trọng của Microsoft, bạn có thể xem tại lịch sử của Microsoft.

Mô hình kinh doanh của Microsoft là gì?

Microsoft cung cấp hệ điều hành, phần mềm máy tính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp mọi người dễ dàng sử dụng các thiết bị và ứng dụng cho công việc và giải trí. 

Sự tập trung về chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ phần mềm dài hạn kết hợp cùng một nền văn hoá doanh nghiệp tuyệt vời đã đưa Microsoft thành công trong nhiều giai đoạn khác nhau.

The Microsoft business model Mô hình kinh doanh của Microsoft

Hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện tại của Microsoft liên quan đến việc bán, phân phối và hỗ trợ các giải pháp về phần mềm. Mặc dù Microsoft cũng có vận hành kinh doanh về bán phần cứng nhưng chúng chỉ là một phần rất nhỏ (gần như không đáng kể) trong hoạt động kinh doanh.

Các mô hình kinh doanh đã được sử dụng trong mô hình kinh doanh của Microsoft:

  • Là nhà cung cấp giải pháp: Microsoft cung cấp đầy đủ các giải pháp cho một doanh nghiệp hoạt động, như ERP, CRM cũng như các nền tảng phát triển cho các yêu cầu riêng và tùy chỉnh.
  • Razor and Blade: các ứng dụng và phần mềm khác sẽ không hoạt động trừ khi được phát triển đặc biệt cho các hệ điều hành khác nhau. Ví dụ khác là hệ thống điều khiển Xbox chỉ hoạt động trên máy chơi game Xbox.
  • Freemium: Linkedin tại Việt Nam được biết và sử dụng như một kênh tuyển dụng khổng lồ. Nó được Microsoft vận hành để sử dụng miễn phí như một mạng xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể khai thác được đầy đủ giá trị từ nền tảng Linkedin (ví dụ Linkedin Learning) thì bạn cần phải nâng cấp tài khoản lên thành viên cao cấp.
  • Mô hình đăng ký thuê bao dịch vụ: Nâng cấp member Premium của Linkedin là mô hình đăng ký. Hiện tại, Microsoft Office 365 và hầu hết các dịch vụ đám mây do Microsoft cung cấp trên thực tế đều là các mô hình đăng ký.
  • Mô hình doanh thu phân phối nội dung – Quảng cáo: Bing là công cụ tìm kiếm mà bạn có thể sử dụng miễn phí từ Microsoft, nó tương tự như Google Search. Tuy nó miễn phí, nhưng sẽ có những doanh nghiệp, những nhà quảng cáo muốn chi tiền trên những nền tảng này để đẩy quảng cáo đến khách hàng tiềm năng dựa trên các từ khóa bạn sử dụng. Một ví dụ khác là Linkedin, mặc dù có cả phiên bản Linkedin miễn phí và cao cấp nhưng họ cũng vẫn đều “được xem” Quảng cáo trong nguồn cấp tin tức của họ. Những quảng cáo này là một nguồn doanh thu đáng kể cho Linkedin.
  • Layer Player : Microsoft cung cấp hệ điều hành máy tính cốt lõi cũng như các ứng dụng văn phòng như Microsoft Office. Cùng với đó, Microsoft cũng bán một số thiết phần cứng, như máy tính xách tay Surface, nhưng mảng này chỉ chiếm một phạm vi rất hạn chế so với phần mềm của họ.

Sự phát triển các mô hình kinh doanh Microsoft

Trong nhóm các sản phẩm về hệ điều hành như Mac OS và Windows, việc một số ứng dụng hoạt động trên nền tảng này nhưng không hoạt động được trên nền tảng kia sẽ tạo ra một hệ sinh thái với hiệu khoá nhằm giữ chân khách hàng, khiến họ khó thay đổi.

Hình thức khóa này phân hoá các nhà phát triển và khách hàng. Bởi cả hai đều phải đầu tư thời gian và công sức để làm quen với hệ điều hành và hiểu cách thức hoạt động của nó.

Một khi các nhà phát triển đã tìm hiểu một nền tảng, anh ta có thể kiếm tiền từ việc bán các ứng dụng hoạt động với hệ điều hành của Microsoft. Còn người dùng, họ cần hoàn thành công việc, các ứng dụng sẽ giúp họ thực hiện công việc của mình nhanh hơn cũng như sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Đối với những người đã tiếp cận và sử dụng các máy tính chạy Windows, khi dùng thử máy Mac (Macbook), họ sẽ không quen và rất khó chịu. Đó cũng là cảm giác của mình khi mà lần đầu trải nghiệm một hệ thống mới, một nền tảng mới.

Những rào cản này trong kinh doanh nó tạo ra một dạng lợi thế cạnh tranh gọi là: Chi phí chuyển đổi. Chúng tạo ra rào cản để khách hàng khó thay đổi. Đặc biệt là đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp. Bởi riêng những người dùng cá nhân thường hiếm người muốn đầu tư thời gian để thay đổi những thứ vốn đã quen thuộc với họ.

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh của Apple hiện tại(2020) lại đang giúp họ có điểm lợi thế cạnh tranh lớn hơn Microsoft bằng việc giảm chi phí chuyển đổi với việc làm cho hệ điều hành của nó dễ sử dụng hơn và trở nên quen thuộc hơn thông qua việc đồng nhất phong cách thiết kế.

Bất chấp sự cạnh tranh gay gắt, Microsoft đã phát triển nhóm sản phẩm của mình vượt ra ngoài hệ điều hành. Họ cũng đã thực hiện việc mua lại một lượng lớn cách thương hiệu và bằng sáng chế để điều chỉnh lại một số chiến lược.

Chiến lược kinh doanh của Microsoft là gì?

Microsoft solution ecosystem Mô hình kinh doanh của Microsoft trong tương lai dựa trên AI

Tham vọng thúc đẩy Microsoft

Để xác định được tầm nhìn của mình, các nghiên cứu và phát triển được quan tâm chính là ba nhóm chiến lược sau:

  • Nâng cao năng lực sản xuất và cải tiến quy trình kinh doanh
  • Phát triển hệ thống công nghệ đám mây(IoT) và nhóm sản phẩm đi kèm.
  • Tạo ra nhiều máy tính cá nhân hơn.

Microsoft sản xuất các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chiến lược của Microsoft tập trung nhiều vào việc tích hợp các nền tảng và ứng dụng và sử dụng Trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy sự phát triển tiếp theo của điện toán, năng suất và đổi mới kinh doanh .

Khả năng của AI cũng được nhắc đến trong ‘ Tạo ra nhiều máy tính cá nhân hơn ‘. AI sẽ thúc đẩy những cách thức mới để cá nhân hóa trải nghiệm với khách hàng khi giao tiếp trong thời gian thực  cho phép nội dung được cá nhân hóa theo hành trình của khách hàng.

Những năm 2000, việc cài đặt phần mềm hay bất kì hệ thống nào đều phải diễn ra với đĩa CD thì giờ đây, người dùng chỉ cần tải xuống nó từ trang web nhà cung cấp hoặc sử dụng trực tiếp trên nền tảng. Các hoạt động của người dùng ngày một đơn giản hơn, thuận tiện hơn nhờ vào những biến đổi tích cực của công nghệ. Và cùng với những cải tiến đáng giá đó, vòng đời và giá trị của một khách hàng cũng được kéo dài hơn thông qua việc chuyển đổi mô hình từ mua sang thuê.

Ví dụ, từ một giao dịch thanh toán đơn lẻ, khách hàng bây giờ phải “thuê” để có thể sử dụng dịch vụ, tính năng, ứng dụng. Đó chính là mô hình kinh doanh thuê bao mà đang có rất nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển đổi. Ngay cả Thế Giới Di Động cũng vậy.

Đó không hẳn là một chiến lược khai thác mà nó là hình thái phát triển nối tiếp của quan hệ thương mại dịch vụ trước đó. Bởi suy cho cùng, mọi dịch vụ hay sản phẩm đều được quyết định sự tồn tại bởi người mua. Chính vì thế, sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất, các nhà cung ứng sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng hơn, người dùng sẽ được trải nghiệm những thứ giá trị hơn với chất lượng tốt hơn cho nhu cầu của mình.

Mối quan hệ này cũng có giá trị cả hai phía, không chỉ người dùng hưởng lợi mà nhà đầu tư cũng vậy. Sự thay đổi mô hình doanh thu này đã dẫn đến một bước nhảy vọt đáng kể về lợi nhuận khi Microsoft chuyển hướng sang kinh doanh nền tảng dịch vụ trên quy mô toàn cầu.

Tăng tỉ trọng các dịch vụ đám mây

Azure

Azure là một nền tảng điện toán đám mây cung cấp Cơ sở hạ tầng như một Dịch vụ (IaaS), Nền tảng như một Dịch vụ (PaaS) và Phần mềm như một Dịch vụ (SaaS). Nôm na, Azure cung cấp mọi thứ mà một doanh nghiệp bình thường có thể cần đến như máy tính, hệ thống lưu trữ, cho đến một doanh nghiệp công nghệ cần như hệ thống kiểm soát mạng, Trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt là nó được đóng gói lại để bán theo dạng dịch vụ, dùng bao nhiêu + bao lâu thì sẽ tính tiền bấy nhiêu + bấy lâu.

ProjectX

Game là một ngành công nghiệp tỷ $, và Microsoft vốn đã có giải sản phẩm nền tảng phục vụ cộng đồng game thủ với Xbox, Kinec.v.v. Và với sức ép của nhiều nhà sản xuất thiết bị mới nhảy vào mảnh đất màu mỡ này, Microsoft phát triển một nền tảng chơi game toàn cầu cho phép game thủ chơi vô số trò chơi trên mọi thiết bị, ở bất cứ đâu. Các trò chơi Xbox cũng sẽ được lưu trữ và chuyển đến các game thủ Xbox thông qua Project xCloud . Động thái này mang lại cho Microsoft khả năng tiếp cận nhiều hơn và sâu hơn với các game thủ.

Canvas mô hình kinh doanh của Microsoft

Tuỳ vào dòng sản phẩm và từng thị trường mà bạn có thể tìm cho mình chính xác về một bộ khung mô hình kinh doanh, song để khái quát đơn giản nhất có thể, bạn có thể xem nhóm mô hình kinh doanh cốt lõi đã và đang mang lại giá trị khổng lồ cho Microsoft ở hình bên dưới.

Microsoft business model canvas

Mô hình kinh doanh của Microsoft

Các phân khúc khách hàng chính của Microsoft

Các phân khúc khách hàng cốt lõi trong mô hình kinh doanh của Microsoft bao gồm:

Khách hàng doanh nghiệp

Đây là đối tượng khổng lồ cực kì giá trị mà Microsoft luôn tập trung. Họ phục vụ cho nhiều loại hình và quy mô công ty khác nhau; trong đó: - Doanh nghiệp : Đây là những công ty lớn và sẽ có nhân sự Microsoft quản lý tài khoản và đội hỗ trợ. - SMB’s và SME’s : Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lại thường sẽ giao dịch với nhà phân phối, đại lý (VAR) để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ.

Nhà phân phối/đại lý VAR - value-added reseller

VAR phân phối và hỗ trợ SMB và SME trong việc sử dụng các sản phẩm của Microsoft. Nhiều VAR có đội ngũ nhân sự tư vấn, các chuyên gia CNTT được đào tạo chuyên sâu để làm việc với các công ty. Microsoft hỗ trợ nhóm VAR bằng các chương trình đào tạo và các chứng chỉ để công nhận và đảm bảo với khách hàng cuối – enduser rằng đội ngũ này có thể cập nhật các bản phát hành phần mềm mới nhất và cấu hình đúng kỹ thuật.

Nhà sản xuất thiết bị gốc

Họ thường được gọi là OEM. Những cái tên mà mọi người thường nghe là Sony, HP, Samsung, Dell.v.v.. Họ là những doanh nghiệp sản xuất máy tính laptop/PC và cài đặt Microsoft Windows cũng như Microsoft Office(tuỳ chọn thêm ở các nước khác, chứ ở Việt Nam thì các bạn mơ đi). Đặc trưng của nhóm khách hàng này thường là mua sỉ và bán lẻ để lấy ưu thế cạnh tranh. Ví dụ, 1 máy tính cài sẵn Windows bản quyền sẽ đắt hơn một chút so với máy cài MS.DOS, nhưng đằng nào bạn cũng sẽ vác bản rẻ hơn (nếu đắn đo về tài chính) về và cài Windows thôi. Với các bản cài Windows với giá 50-100k ở cửa hàng thì 99,9999% là hàng lậu.

Nhà phát triển

Microsoft Azure là một nền tảng cung cấp cho các nhà phát triển khả năng thiết kế và phát triển ứng dụng. Các nhà phát triển khác sản xuất ứng dụng cho các hệ điều hành như điện thoại Microsoft Windows và trò chơi Xbox. Sự tập trung ngày càng tăng vào các nhà phát triển là một trong những lý do chính dẫn đến thương vụ Microsoft mua lại GitHub (mình sẽ chia sẻ lại ở một bài khác, bởi nhóm khách hàng này là đối tượng mà hầu hết các công ty công nghệ đều ưu ái, có đôi khi, họ còn không cần phải trả tiền để sử dụng sản phẩm; thậm chí còn được mời và được trả tiền để sử dụng sản phẩm)

Khách hàng cá nhân

Nhóm đối tượng này là chính chúng ta, cũng chính là đối tượng người dùng gia đình với các máy tính để bàn (PC), máy tính xách tay và các dịch vụ đám mây như Microsoft 365, Microsoft OneDrive và thiết bị chơi game Xbox.

Mô hình kinh doanh quảng cáo Bing

Mô hình kinh doanh quảng cáo của Bing Mô hình kinh doanh quảng cáo của Bing

Bing  là một công cụ tìm kiếm web do Microsoft sở hữu và vận hành. Ban đầu, Bing có tên là MSN Search. Nếu tính riêng về công cụ tìm kiếm thì Bing là cỗ máy tìm kiếm lớn thứ ba trên toàn cầu, với lượng truy vấn là 4,58%. Còn bây giờ, ngoài công cụ tìm kiếm ra thì chúng ta còn sử dụng các mạng xã hội như Zalo, Facebook để lấy thông tin hoặc mua hàng nữa. Nhất là các đợt săn Voucher/Mã giảm giá 10.10,11.11.v.v.

Mô hình kinh doanh của Bing dựa trên mô hình doanh thu ẩn, tương tự như Google. Người dùng có thể tìm kiếm trên Bing miễn phí trong khi các nhà quảng cáo thì phải trả phí để sử dụng Bing nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Mô hình kinh doanh của Linkedin

Mô hình kinh doanh của Linkedin Mô hình kinh doanh của Linkedin

Linkedin là mạng xã hội số một thế giới của các chuyên gia với hơn 645 triệu thành viên và đang phát triển. Ở Việt Nam, Linkedin được biết đến nhiều hơn với vai trò như một mạng xã hội tuyển dụng miễn phí. Các tính năng khác do rào cản về ngôn ngữ nên không được người Việt sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, gần đây, Linkedin được xem như một mạng xã hội tình yêu công sở tương tự Tinder.

Trở lại câu chuyện kinh doanh của Linkedin, nền tảng này vận hành xoay quanh ba nhóm chính sau đây:

  • Giải pháp nhân lực
  • Giải pháp Marketing
  • Nâng cấp phiên bản trả phí - Premium user

Giải pháp nhân lực

Gồm có hai mảng: Tuyển dụng và đào tạo phát triển. Tuyển dụng là một dịch vụ dành cho các nhà tuyển dụng để giúp họ thu hút, tuyển dụng và thuê nhân tài. Đào tạo và phát triển cung cấp các chương trình học tập trực tuyến (Linkedin Learning) cho nhân sự của các doanh nghiệp cũng như cá nhân.

Giải pháp Marketing

Đây là giải pháp quảng cáo tương tự các mạng xã hội khác như Facebook, Tiktok. Chúng cho phép các công ty, các thương hiệu quảng cáo đến các thành viên của Linkedin.

Đăng ký trả phí** – Premium

Đây là hình thức thuê bao cho người dùng dịch vụ nâng cao. Sản phẩm này cho phép các tài khoản có thể quản lý danh tính nghề nghiệp của chính mình; kết nối và trò chuyện với người mà bạn muốn tìm hiểu mà không cần phải kết nối. Bạn cũng có thể tìm kiếm được nhiều nhân tài để tuyển dụng hơn vì sẽ được mở khoá cao cấp. Nói túm lại, bạn trả tiền thì sẽ được mở khoá thêm một số tính năng.

Microsoft kiếm được bao nhiêu?

Microsoft đang mở rộng và phát triển các dịch vụ đám mây của mình . Doanh thu cho các dịch vụ đám mây, bao gồm Office 365 Commercial, Azure, phần thương mại của LinkedIn, Dynamics 365 và các tài sản đám mây thương mại khác, là 38,1 tỷ $ trong năm 2019.

Các lĩnh vực tăng trưởng chính trong năm tài chính 2019 được Microsoft báo cáo(số liệu theo BCTC):

Doanh thu của Microsoft một năm là bao nhiêu?

Mô hình kinh doanh của Microsoft chủ yếu dựa vào doanh thu cốt lõi từ hệ điều hành, sản phẩm máy chủ và Microsoft Office. 

Cơ cấu doanh thu của Microsoft

Mảng kinh doanh chính

  • Doanh thu tăng 6,0 tỷ USD (20%).
  • Doanh thu thương mại văn phòng tăng 2,4 tỷ $ (11%).
  • Doanh thu Văn phòng Tiêu dùng tăng 382 triệu USD (11%).
  • Doanh thu của Dynamics tăng 13%.

Mảng điện toán đám mây

  • Doanh thu tăng 6,8 tỷ USD (21%).
  • Doanh thu từ các sản phẩm máy chủ và dịch vụ đám mây, bao gồm cả GitHub, đã tăng 6,5 tỷ USD tương đương với 25%.

Mảng máy tính cá nhân và còn lại

  • Doanh thu tăng 3,4 tỷ USD (8%).
  • Doanh thu Windows tăng 877 triệu USD, tương đương 4%.
  • Doanh thu bề mặt tăng 1,1 tỷ USD hay 23%.
  • Doanh thu từ trò chơi tăng 1,0 tỷ $ hay 10%, nhờ phần mềm và dịch vụ Xbox.
  • Doanh thu quảng cáo tìm kiếm tăng 616 triệu $ tương đương với 9%.

Doanh thu của Bing là bao nhiêu?

Nếu tính riêng mảng doanh thu quảng cáo tìm kiếm, không bao gồm chi phí chuyển đổi lưu lượng truy cập, trong năm 2019 Bing đạt 7,63 tỷ $ (tăng 13% so với năm 2018).

Doanh thu của Linkedin là bao nhiêu?

Năm 2019, doanh thu Linkedin là 5,3 tỷ $, tăng gần 3,0 tỷ $ so với năm trước. 

Lợi nhuận kinh doanh của Microsoft thì sao?

Cơ cấu lợi nhuận của Microsoft

Lợi nhuận của Microsoft ngày càng được thúc đẩy bởi các dịch vụ đám mây của họ, nhóm dịch vụ nền tảng này cung cấp một tập hợp tài nguyên có thể mở rộng cho khách hàng với mức độ hiệu quả cao. Dù sau bao thăng trầm, Microsoft vẫn mang lại tiền cho nhà đầu tư.

Các thương vụ đầu tư sáp nhập của Microsoft

Để hiểu thêm về tương lai của Microsoft và các kế hoạch của nó, cần xem xét các thương vụ mua lại gần đây của họ: Ví dụ OpenAI với ChatGPT.

This post is licensed under CC BY 4.0 by the author.